Cập nhật tin tức mới nhất về Amazing Cup 2024 - XEM NGAY

Sử dụng phân bón khoáng cho cà phê mùa mưa

Sử dụng phân bón khoáng cho cà phê mùa mưa

Mùa mưa ở Tây Nguyên từ tháng 5 đến tháng 10. Đây là giai đoạn mà cây cà phê sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, nên cần một lượng dinh dưỡng chiếm đến 85 - 90 % tổng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong 1 năm.  Ngoài dinh dưỡng cần thiết để phát triển cành lá, nhân tố quyết định cho năng suất vụ sau thì dinh dưỡng mùa mưa còn là nhân tố quyết định năng suất vụ cà phê hiện tại.

Từ tháng 6 - 8, quả cà phê tăng trưởng về thể tích lớn nhất, đến tháng 8 thì đạt độ lớn tối đa; tiếp theo là quá trình tích lũy chất khô (hình thành nhân) bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11. Bón phân cho cà phê trong giai đoạn này nếu không đảm bảo tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm (N), lân (P), kali (K); các chất trung lượng chủ yếu như lưu huỳnh (S), can xi (Ca), magiê (Mg); các chất vi lượng chủ yếu như kẽm (Zn), bo (B) thì làm cho quả bị rụng hoặc quả nhỏ, nhân nhỏ dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cà phê nhân. 

Các điều tra, nghiên cứu về đất và phân bón của Viện Khoa học -kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy trong mùa mưa, cây cà phê cần đạm và kali với tỷ lệ và số lượng nhiều nhất; lân chỉ chiếm khoảng 50 % so với đạm và kali; sau đó là lưu huỳnh, can xi, magiê và với một lượng ít hơn là kẽm và bo. Mặc dù cần với lượng không nhiều, song trong đất trồng cà phê ở Tây Nguyên lại thiếu các chất như lưu huỳnh, can xi, magiê; đặc biệt là kẽm và bo nên việc bón phân cho cà phê nhất thiết phải chú ý đến các chất trung và vi lượng thì hiệu quả sử dụng phân bón mới được nâng cao, năng suất và chất lượng cà phê nhân mới được cải thiện. 

Tỷ lệ các chất đạm, lân, kali (N:P2O5:K2O) cân đối phù hợp cho cây cà phê ở Tây Nguyên do Viện Khoa học- kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đề xuất biến động trong phạm vi 2:1:2 đến 3:1:3. Về lượng, các nghiên cứu đề xuất, đối với đất nâu đỏ bazan, mức năng suất trung bình 3 tấn nhân/ha thì lượng phân bón cần: 250 - 300 kgN, 75 - 80 kg P2O5 và 250 - 300 kg K2O; trên đất xám, với năng suất đạt đạt trung bình 2,3 - 2,5 tấn nhân/ha: 230 - 250 kgN, 80 - 100 kg P2O5 và 200 - 230 kg K2O.  

Dựa vào các kết quả nghiên cứu khoa học, các nhà SX phân bón đã SX ra các loại phân bón chuyên dùng cho cà phê với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Các loại phân bón này có tỷ lệ về hàm lượng N, P, K  tương đương nhau nhưng khác nhau về thành phần và tỷ lệ trung, vi lượng. Một trong các loại phân bón chuyên dùng cho cà phê kinh doanh phù hợp trong mùa mưa có thể kể đến là loại phân bón cà phê nuôi trái của nhà máy phân bón Năm Sao (16-8-18+7S+B2O3+TE cùng với Can xi, Magiê, kẽm). Với loại phân này thì lượng bón cho cà phê kinh doanh để đạt năng suất trung bình theo bảng dưới đây: 

 

Mức năng suất

Lượng bón, kg/ha

Cả mùa mưa

Bón theo thời kỳ

< 2,5 tấn nhân/ha

1.250 - 1300

- Lần 1 (tháng 4,5): 375 - 390

- Lần 2 (tháng 7,8): 500 - 520

- Lần 3 (tháng 9, 10): 375 - 390

2,5 - 3,5 tấn nhân/ha

1.600 – 1.800

- Lần 1 (tháng 4,5): 480 - 540

- Lần 2 (tháng 7,8): 640 - 720

- Lần 3 (tháng 9, 10): 480 - 540

3,5 - 4,5 tấn nhân/ha

1.800 – 2.000

- Lần 1 (tháng 4,5): 540 - 600

- Lần 2 (tháng 7,8): 720 - 800

- Lần 3 (tháng 9, 10): 540 - 600

> 4,5 tấn nhân/ha

2.300 – 2.400

- Lần 1 (tháng 4,5): 690 - 720

- Lần 2 (tháng 7,8): 920 - 960

- Lần 3 (tháng 9, 10): 690 - 720

Tuy nhiên ở các vùng đất có độ dốc cao, mưa nhiều; nếu có điều kiện thì nên bón 4 lần trong mùa mưa với cùng lượng phân như trên để giảm tổn thất do xói mòn và rửa trôi. Vào lần 2 nên chia lượng phân bón 2 lần, cách nhau khoảng 1 tháng là hợp lý.

Trong mùa mưa, đặc biệt từ tháng 6-9, có thể xảy ra như nắng hạn hoặc mưa dầm làm cho rễ cây không hút được dinh dưỡng dẫn đến quả rụng nhiều. Nếu gặp các hiện tượng này cần chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng ngay sau khi kết thúc đợt nắng hoặc mưa dầm kết hợp với việc cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cà phê bằng các loại phân bón lá chuyên dùng như NUCAFE sẽ giúp cây chóng hồi phục và giảm rụng quả

Theo Báo Nông nghiệp VN

Bài trước Bài sau