Đặc điểm tự nhiên Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT
Tỉnh Đăk Lăk hiện nay là địa phương mới chia tách từ tỉnh Đăk Lăk cũ [1] nằm Vị trí địa lý từ 11044' đến 13032' (vĩ độ Bắc) và từ 107023' đến 109006' (kinh độ Đông). Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, phía tây giáp tỉnh Mulđunkiri (Campuchia) có đường biên giới chung dài 73 km. Tổng diện tích tự nhiên 13.084 km2 (1.308.400 ha); trong đó, đất nông nghiệp: 422.735,31 ha, rừng và đất rừng 608.887 ha, đất chuyên dùng 47.354 ha, đất ở 12.158 ha, đất cha sử dụng, sông suối, núi đá: 217.338,88 ha [2]. theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội nớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, Đăk Lăk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng; có hệ thống đường bộ và đường hàng không tương đối phát triển, bao gồm nhiều tuyến quốc lộ quan trọng, vừa nối liền với các tỉnh Tây Nguyên và thông ra biển, vừa gắn với vùng Đông Bắc Campuchia, không quá cách xa các thành phố lớn và cảng biển... tạo cho địa phương những điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền kinh tế mở.
Địa hình địa mạo đa dạng, tài nguyên đất phong phú, trong đó nhóm đất đỏ bazan chiếm khoảng 40% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh [3], có độ phì cao và rất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở cao nguyên Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, còn có nhiều nhóm đất khác nhau, phân bố rộng khắp ở các địa bàn, thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn, lúa nớc, cây công nghiệp ngắn ngày.
Sau đây là những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của tỉnh Đăk Lăk nói chung và cao nguyên Buôn Ma Thuột nói riêng- yếu tố có ảnh hởng trực tiếp và quyết định đến chất lợng cà phê vùng địa danh Buôn Ma Thuột.
I.Điều kiện về địa hình
ở độ cao trung bình từ 300-800 mét so với mặt biển, địa hình Đăk Lăk tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc; ở giữa là một bình nguyên rộng lớn nối liền với những đồng cỏ trải dài xuống phía Đông; phía Nam có nhiều đồng trũng và đầm hồ dọc theo các sông chính; phía Đông Bắc và Đông Nam bao gồm các dãy núi cao hùng vĩ và hiểm trở.
Nhìn chung, địa hình của tỉnh chia thành bốn vùng chính:
- Vùng đồi núi, tập trung chủ yếu ở phía Đông, Đông bắc và Đông nam bao gồm những dãy núi cao trên dới 1.000 mét, chạy theo hướng Đông bắc-Tây nam, tạo nên biên giới khí hậu giữa duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó lớn nhất là vùng núi cao Ch Yang Sin nằm ở phía Đông Nam, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với cao nguyên Lâm Viên, Di Linh (Lâm Đồng), có nhiều đỉnh núi cao trên 1.500 mét (cao nhất là đỉnh Ch Yang Sin 2.445 m, đỉnh Lang Biang 2.167 m), vùng này độ dốc trung bình từ 15 -250.
- Vùng bình nguyên (cũng có thể gọi là vùng cao nguyên) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh Đăk Lăk, địa hình bằng phẳng, có hớng nghiêng và thấp dần từ Đông bắc xuống Tây nam; bao gồm 2 cao nguyên lớn là cao nguyên M'Đrăk và Cao nguyên Buôn Ma Thuột.
+ Cao nguyên M'Đrăk nằm ở phía Đông, cấu tạo chủ yếu là đá Granit và một phần đá Bazan phun trào. Độ cao trung bình 450-500 m, độ dốc từ 3-250, phần nhiều từ 8-150. Bề mặt cao nguyên này có dạng lòng chảo, cao xung quanh và thấp dần ở chính giữa. Trên bề mặt nổi lên các đỉnh núi thấp và trung bình thấp.
+ Cao nguyên Buôn Ma Thuột nằm ở trung tâm, trải dài từ Bắc xuống Nam0. Trên bề mặt là sản phẩm của phun trào núi lửa phủ lên lớp đá phiến thạch, mi ca và sa phiến thạch đợc phong hoá, tạo nên một lớp dày màu mỡ, rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê Robusta [4]. trên 90 km, từ Đông sang Tây khoảng 70 km, bao trọn vùng địa danh Buôn Ma Thuột. Phía Đông bắc cao gần 800m, phía Tây nam thấp dần còn khoảng 300 m, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, nhng nhìn chung tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 3- 15
- Vùng bán bình nguyên Ea Súp, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, có địa hình bằng phẳng độ cao trung bình 200 - 300 mét, nghiêng dần từ Đông sang Tây và thấp nhất ở biên giới - nơi sông Sêrêpôk chảy vào Campuchia-cao 140 m.
- Vùng đồng bằng trũng Lăk-Krông Păc nằm giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng núi Ch Yang Sin, có độ cao 400-500 mét so với mặt biển. Đây là thung lũng của lu vực các con sông thuộc hệ thống sông Sêrêpốk nh sông Krông Ana, Krông Nô, bao gồm nhiều bãi phù sa cổ.
II. Điều kiện về thổ nhưỡng:
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 1.308.400 ha, trong đó, đất nông nghiệp 422.735,31 ha. Đất ở Đăk Lăk đợc phân thành 11 nhóm đất chính (theo phân loại quốc tế WRB) [5] trong đó tập trung ở hai nhóm chính là nhóm đất xám (Acrisols) và nhóm đất đỏ (Ferrasols). Nhóm đất xám (Acrisols) hình thành trên đá biến chất granit, chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố đều ở hầu hết các huyện. Đứng thứ hai về diện tích là nhóm đất đỏ (Ferrasols) đợc hình thành trên đá mẹ bazan do quá trình phong hoá. Nhóm này chiếm khoảng gần 30% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bổ chủ yếu ở cao nguyên Buôn Ma Thuột (gồm thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện Ea H'leo, Krông Buk, Krông Păc, Krông Ana, C M'gar, Krông Năng). Ngoài hai nhóm chính trên, ở Đăk Lăk còn có một số nhóm đất khác có diện tích tơng đối lớn như :Nhóm đất phù sa (Fuvisols), diện tích khoảng 15.000 ha, đợc hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sông suối; nhóm đất Gley (Gleysols) có diện tích khoảng 34.000 ha, phân bố tập trung ở các trũng thuộc huyện Lăk, Krông Ana, Krông Bông.
Tuy vậy, trong các nhóm đất ở Đăk Lăk, có giá trị nhất và đợc quan tâm nhiều nhất là nhóm đất đỏ Ferrasols. Đây là nhóm đất chủ yếu của vùng địa danh Buôn Ma Thuột. Điểm nổi bật rất đáng lưu ý là đất đỏ Ferrasol ở Buôn Ma Thuột phần lớn là đất đỏ phân hóa tù Bazan, chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên của vùng địa danh, nằm trong vùng có độ dốc dới 150. Loại đất này có tầng đất dày, hàm lợng mùn cao, cấu trúc đất và tính chất cơ lý tốt, tạo cho đất có độ thấm nước lớn, đồng thời hút ẩm và giữ ẩm tốt, làm tăng khả năng giữ nước và hấp thu dinh dỡng; rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, cây ăn quả; đặc biệt là nền đất lý tưởng cho phát triển cà phê Robusta.
III. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu Đăk Lăk nói chung, vùng địa danh Buôn Ma Thuột nói riêng mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp, thường có gió từ cấp 3 đến cấp 4. Chính độ ẩm không khí thấp trong mùa khô đã tạo cho cây cà phê có thời gian ngủ nghỉ, phân hóa mầm hoa và khi được tới sẽ bung hoa đồng loạt.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển; đặc biệt có ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng quả của cây cà phê.
Sau đây là một số đặc trưng về khí hậu trong vùng địa danh Buôn Ma Thuột:
Về chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở khu vực Buôn Ma Thuột là 240C; lượng ánh sáng dồi dào, cường độ ổn định. Tổng tích nhiệt các tháng từ 8.000-9.0000C và tương quan chặt chẽ với độ cao địa hình. Số giờ nắng khá cao, trung bình 2.200-2.700 giờ/năm; mùa hạ mỗi ngày có 6-7 giờ nắng. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng đối với quá trình phát triển của cây cà phê vối.
Một điểm đặc biệt ở Đăk Lăk nói chung và cao nguyên Buôn Ma Thuột nói riêng là biên độ dao động nhiệt ngày đêm khá lớn (mùa khô từ 15-200C, mùa ma từ 10-150C). Nhất là từ tháng 9 đến tháng 12, thời kỳ hạt cà phê kết tinh chất khô chuẩn bị chín trái, biên độ dao động nhiệt vào khoảng từ 11-17,50C, đây là một trong những điều kiện được xác định là rất phù hợp đối với việc định hình chất lượng hạt cà phê; là một trong những yếu tố tối cần thiết tạo nên hương vị cà phê Robusta ở Buôn Ma Thuột có tính đặc trưng, thơm ngon hơn những vùng có điều kiện tự nhiên khác.6
Lượng mưa và chế độ ẩm:
Chế độ ẩm ở Đăk Lăk phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ma. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Đăk Lăk khoảng 2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Tuy nhiên, chế độ ma cũng có sự phân hoá theo từng vùng, từng kiểu địa hình khác nhau và lượng mưa trên lãnh thổ không đồng đều, thay đổi theo độ cao của địa hình. Có thể chia thành hai tiểu vùng như sau:
+ Vùng trung tâm cao nguyên Buôn Ma Thuột, lượng mưa trung bình từ 1.900-2.100 mm.
+ Vùng Tây M’Đrăk và Đông Krông Buk, lượng mưa trung bình từ 1.400-1.600 mm.
Tại vùng trung tâm cao nguyên Buôn Ma Thuột vào những tháng mùa mưa độ ẩm rất cao, trung bình từ 85-95%; các tháng mùa khô trung bình dới 80%, thấp nhất có thể giảm xuống dới 70 %, lúc này cây trồng cần nhiều nước tới. Tuy nhiên, tới cũng là yếu tố rất quan trọng nhằm giúp cho cây cà phê bung hoa đồng loạt, chín đều vào vụ thu hoạch. Đồng thời giúp cho cây cà phê duy trì sự phát triển ổn định trong mùa khô, chính điều đó đã làm tăng độ đồng đều của cà phê nhân và chất lợng cà phê nhân được đảm bảo.
Về nguồn nước
Cả nước mặt và nước ngầm ở Đăk Lăk đều tương đối phong phú. Do có nhiều loại địa hình và bị chia cắt mạnh, nên trên địa bàn có hệ thống sông suối khá dày, bao gồm hai hệ thống sông chính, nhiều sông suối nhỏ cùng các hồ đập tự nhiên và nhân tạo, tạo nên nguồn nước mặt có tác dụng lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
Trong hai hệ thống sống chính ở Đăk Lăk 7 quan trọng nhất là hệ thống sông Sêrêpôk, chảy theo hướng Tây Bắc đổ vào sông Mê Kông, gồm sông Sêrêpôk có tổng diện tích lưu vực là 14.420 km2, chiều dài chạy qua địa bàn tỉnh 341 km, lòng sông rộng 100-150 m; mô đun dòng chảy bình quân trên lưu vực khoảng 20 lít/s/km2. Sông Sêrêpôk có 2 nhánh chính là sông Krông Ana và Krông Nô: Sông Krông Ana có diện tích lưu vực khoảng 3.960 km2, dài gần 120 km; mô đun dòng chảy bình quân 21 lít/s/km2. Sông Krông Nô có diện tích lưu vực khoảng 3.930 km2, mô đun dòng chảy bình quân 34 lít/s/km2.
Ước tính hàng năm trên lãnh thổ nhận được khoảng 25 tỷ m3 nước, trong đó lượng mưa chuyển vào dòng chảy khoảng 10 tỷ m3, nhưng do mưa theo mùa và phân bố không đồng đều, nên có tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô.
Bên cạnh nguồn nước mặt, Đăk Lak cũng là nơi có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chủ yếu trong các thành tạo và trầm tích Neo-gen. Riêng tại vùng trung tâm của cao nguyên Buôn Ma Thuột, nước ngầm cũng đã được thăm dò, khai thác với trữ lượng lớn. Theo kết quả nghiên cứu của Liên đoàn địa chất Miền trung năm 2003, trữ lượng nước ngầm tiềm năng tại đây lên đến 143.000 m3/ngày đêm, chủ yếu ở độ sâu 15-25 mét. Chất lượng nước thuộc loại siêu nhạt, đảm bảo chất lượng nước phục vụ sinh hoạt và tới cho cây trồng.
Chính sự hội tụ lý tưởng của các đặc điểm tự nhiên nói trên đã tạo cho cao nguyên Buôn Ma Thuột một vùng sinh thái đặc trưng, là thiên đường của cây cà phê vối Robusta. Những điều kiện về sinh thái tự nó làm nên yếu tố khác biệt không chỉ thích hợp đối với quá trình sinh trưởng của cây cà phê, mà còn quyết định chất lượng, hương vị đặc trưng của hạt cà phê trong vùng địa danh Buôn Ma Thuột. Đó là lợi thế về tự nhiên không lặp lại ở bất cứ một vùng địa danh nào trên lãnh thổ Việt Nam và chính nó sẽ quyết định ưu thế cạnh tranh của cà phê vối Robusta Buôn Ma Thuột trong tương lai./
IV.Các điều kiện đặc thù quyết định về chất lượng Cà phê Buôn Ma Thuột
1 Đất trồng cà phê:
- Loại đất: Đất đỏ Bazan có độ xốp 61-68%, tỷ trọng ở độ sâu 20-30 cm là 0,80 – 0,94 g/cm3 ;
- Tầng dầy và độ dốc: Tầng dầy của lớp phủ bazan từ 0,7 m trở lên. Độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 150
2 Độ cao vùng trồng cà phê (so với mặt nước biển):
Để bảo đảm cà phê có đặc thù về chất lượng, cây cà phê phải được trồng trong phạm vi độ cao từ 400m đến dới 1000 m
Nếu độ cao trên 1000 m, không thích hợp cho cà phê vối, chỉ phù hợp với cà phê chè, nếu xuống thấp dới 400 m, chênh lệch biên độ dao động nhiệt của ngày đêm thấp, chất lượng cà phê sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn.
3 Nhiệt độ và biên độ dao động nhiệt ngày đêm vùng trồng cà phê:
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển đối với cây cà phê vối. Để đảm bảo chất lượng đặc thù của cà phê, cây cà phê phải được trồng trong khu vực có tổng lượng nhiệt độ cần thiết từ 2.400-2.8000C/năm với biên độ dao động nhiệt ngày đêm lớn hơn hoặc bằng 11,3 0C (trong tháng 9 và 10), lớn hơn hoặc bằng 13,5 0C (trong tháng 11 và 12).Biên độ dao động nhiệt ngày đêm lớn sẽ quyết định đến chất lượngđặc thù của cà phê nhân Robusta.
Bảng 1: Tổng hợp các điều kiện tự nhiên đặc thù vùng địa danh cà phê Buôn Ma Thuột được lựa chọn
TT | Các chỉ tiêu đặc thù | Giới hạn lựa chọn | Ghi chú |
1 | Đất đỏ bazan | Đất trồng cà phê | Độ xốp 61-68% Tỷ trọng 0,80-0,94 g/cm3 Độ sâu 20-40cm |
2 | Độ cao (so với mặt biển) | 400-800m | Có thể cao hơn |
3 | Biên độ dao động nhiệt: - Tháng IX-X - Tháng XI-XII |
>=11,30C >=13,50C |
Trung bình ngày trong tháng Trung bình ngày trong tháng |
Ngoài 3 yếu tố đặc thù mang tính quyết định đến chất lượng cà phê Buôn Ma Thuột, một số các yếu tố tự nhiên khác ít mang tính quyết định đến chất lượng đặc thù nhưng hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, mà thiếu nó chất lượng và ngoại hình của hạt cà phê nhân sẽ bị ảnh hưởng.
Bảng2: Các yếu tố tự nhiên liên quan đến chất lượng đặc thù cà phê Buôn Ma Thuột
1 | Tầng dầy và độ dốc | >=70cm | Dốc <=150 |
2 | Số giờ nắng trong năm | 2.400-2.800 giờ | Trung bình năm |
3 | Nhiệt độ trung bình | 24-260C | Trung bình tháng |
4 | Tổng lợng ma tháng V-IX | >=1.000mm | Trung bình nhiều năm |
5 | Tổng lợng ma tháng I | <=15mm | Trung bình nhiều năm |
[1] Tỉnh Đăk Lăk cũ có tổng diện tích tự nhiên 18.595 km (1.859.500 ha). Trong đó, đất nông nghiệp 562.899 ha, đất lâm nghiệp 1.017.955 ha, đất chuyên dùng 59.541 ha, đất khu dân c 14.297 ha, đất cha sử dụng 305.258 ha.
[2] Theo Quyết định số 778/QĐ-UB ngày 09-6-2004 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc phê duyệt số liệu thống kê đất đai 2004.
[3] Mặc dù đã chia tách nhng Đăk Lăk vẫn là địa phơng có diện tích đất ba zan lớn nhất cả nớc, là thế mạnh để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp.
[4] Cao nguyên Buôn Ma Thuột bao gồm các huyện: Ea H'leo, Krông Buk, Krông Păc, Krông Ana, C M'gar, thành phố Buôn Ma Thuột và một phần huyện Krông Năng.
[5] GS An Phong-Tính chất vật lý cơ bản của một số nhóm đất chính ở Đăk Lăk (Kết quả nghiên cứu đề tài đất và nước)